#29 - Facebook và Minds
Facebook và Minds — vnhacker.blogspot.com
Với những vấn đề xảy ra xoay quanh tính riêng tư cá nhân cũng như tự do ngôn luận của Facebook, gần đây mạng xã hội Minds đã nổi lên như là một lựa chọn thay thế. Nhưng liệu mạng xã hội Minds này có thật làm được điều đó hay không? Mời các bạn cùng đọc bài phân tích của anh Thái, một chuyên gia an ninh mạng đang làm việc tại Google nhé.
Những bài viết hay
Nhận diện tên riêng (NER) với Bidirectional Long Short-Term Memory và Conditional Random Field — medium.com
Nhận diện tên riêng, còn được gọi là Nhận diện thực thể có tên (Named Entity Recognition — NER), là tác vụ cơ bản trong lĩnh vực Xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Vai trò chính của tác vụ này là nhận dạng các cụm danh từ trong văn bản và phân loại chúng vào trong các nhóm đã được định trước như tên người, tổ chức, địa điểm, thời gian và giá trị tiền tệ. Trong blog này, các tác giả đã trình bày kiến trúc Neural Network phù hợp nhất cho bài toán NER. Kiến trúc này dựa trên sự kết hợp giữa Bidirectional Long Short-Term Memory (Bi-LSTM) và Conditional Random Field (CRF) trong một hệ thống End-to-end Learning.
Trong các số Newsletter trước, chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn cuốn sách "Designing data-intensive applications". Trong Newsletter tuần này, chúng tôi xin giới thiệu một bài viết của bạn kiennt nhằm tóm tắt lại những kiến thức trong chương 7 - Transaction của cuốn sách.
Sách hay nên đọc
Working Effectively with Legacy Code — www.amazon.com
Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng phải làm việc với những source code mà tuổi đời có khi còn lớn hơn tuổi mình, hay một hệ thống source code đồ sộ với hàng GB source code. Khi mới bắt đầu với những hệ thống như vậy, thường sẽ gặp rất nhiều khó khăn để hiểu được hệ thống đó. Cuốn sách Working Effectively with Legacy Code sẽ giúp bạn tìm được những phương hướng phù hợp để tiếp cận với hệ thống qua những gợi ý step-by-step. Ngoài ra sách được viết theo dạng practice, với những ví dụ minh hoạ cụ thể sẽ giúp các bạn dễ hiểu hơn.
Sự kiện nổi bật
KMS Hackathon 2018 — hackathon.kms-technology.com
KMS HACKATHON 2018 là cuộc thi quy mô lớn - đầu tiên - do KMS Technology Vietnam tổ chức với mục tiêu tạo ra một đấu trường đầy hào hứng dành cho các bạn đam mê lập trình. Tổng giải thưởng $10,000 bao gồm tiền mặt, vật phẩm, quà tặng. Ngoài ra, bạn còn có cơ hội nhận được vốn đầu tư đến từ các quỹ & vườn ươm khởi nghiệp UpStar Labs
Nhanh chân đăng ký tại site chính thức của cuộc thi http://bit.ly/FB-video-KMSHackathon-register các bạn nhé.
Tin tức từ công ty
Các công ty có nhu cầu chia sẻ tin tức tuyển dụng/event vui lòng tham khảo văn bản hướng dẫn để biết thêm chi tiết: http://r.grokking.org/newsletter-jobposting
Software Engineer at Wizeline — www.wizeline.com
Là một công ty trẻ có tốc độ phát triển rất nhanh, Wizeline là một công ty chuyên cung cấp phần mềm chăm sóc khách hàng sử dụng AI cùng ứng dụng quản lý dự án thông minh. Team Wizeline có văn phòng ở nhiều nước như Mỹ, Mexico,… và đang tuyển thêm nhiều vị trí, đặc biệt là vị trí Software Engineer.
Có thể bạn chưa biết
Bài toán bữa ăn tối của các Triết gia (dining philosophers) là một bài toán được nêu lên bởi E. W. Dijkstra - một người tiên phong trong lĩnh vực concurrency - giúp làm sáng tỏ các khái niệm về deadlock và starvation freedom.
Nội dung của bài toán như sau: Tưởng tượng rằng có 5 nhà triết gia, những người chỉ dành thời gian của họ để suy nghĩ và ăn uống. Họ ngồi xung quanh một chiếc bàn tròn với 5 cái ghế. Trước mặt mỗi triết gia đặt một đĩa spaghetti. Có 5 chiếc nĩa đặt xen kẽ giữa các bát mỳ. Các nhà triết gia phải luân phiên suy nghĩ và ăn uống. Tuy nhiên một nhà triết gia chỉ có thể ăn mì khi họ có cả dĩa trái và phải. Mỗi chiếc nĩa chỉ có thể được sử dụng bởi một triết gia, các triết gia không thể sử dụng nĩa khi nó đang được giữ bởi một triết gia khác. Sau khi một nhà triết gia kết thúc ăn, ông sẽ đặt cả hai nĩa xuống hai bên để người khác sử dụng. Một nhà triết gia có thể lấy cái nĩa ở bên phải họ hoặc bên trái khi chúng có sẵn nhưng không thể bắt đầu ăn trước khi lấy cả hai nĩa.
Giả định rằng, việc ăn uống của các triết gia không bị giới hạn bởi số lượng spaghetti hoặc không gian dạ dày.
Như vậy bài toán đặt ra là làm thế nào để thiết kế một "discipline of behavior", một thuật toán đồng bộ hoá sao cho không có triết gia nào bị chết đói. Tức là, mỗi người có thể luân phiên liên tục giữa việc ăn uống và suy nghĩ, đồng thời không một triết gia nào có thể biết trước khi nào người khác có thể muốn ăn hoặc suy nghĩ.
Bài toán này là một bài toán đồng bộ hóa kinh điển. Bài toán làm nổi bật lên việc cấp phát các tài nguyên giữa các tiến trình để tránh việc khóa chết (deadlock) và đói tài nguyên (resource starvation).
Mỗi tuần một câu đố
Cảm ơn Holistics Software đã cung cấp câu đố tuần này. Các team nào muốn gửi câu đố vui lòng gửi về newsletter@grokking.org
[Database] Trong các CSDL SQL phổ biến (như MySQL, PostgreSQL, SQL Server), 2 câu lệnh sau khác nhau như thế nào? (chọn tất cả câu đúng)
TRUNCATE table_name;
DELETE FROM table_name;
A. DELETE FROM chạy càng chậm khi bảng càng có nhiều dòng. O(n).
B. TRUNCATE chạy càng chậm khi bảng càng có nhiều dòng. O(n).
C. Thông thường TRUNCATE có thể undo được, còn DELETE FROM thì không
D. Thông thường DELETE FROM có thể undo được, còn TRUNCATE thì không