#49 - Cách xây dựng một hệ thống cảnh báo
Dancing Links là một kiểu cấu trúc dữ liệu đơn giản nhưng hiệu quả đáng kinh ngạc. Trong bài giảng sau, Donald Knuth giải thích các thuật toán cơ bản và minh họa giải pháp cho các vấn đề thường gặp trong nhiều ứng dụng.
Donald Knuth là tác giả của bộ sách nổi tiếng "The Art of Computer Programming", ông hiện là giáo sư tại đại học Stanford.
Những bài viết hay
Building Uber's Alerting Ecosystem — eng.uber.com
Kiến trúc phần mềm của Uber bao gồm hàng ngàn microservice giúp các nhóm có thể làm việc, tương tác một cách dễ dàng. Các microservice này hỗ trợ nhiều giải pháp, từ ứng dụng di động, các dịch vụ nội bộ, cho tới các sản phẩm với cấu hình phức tạp có thể gây ảnh hưởng ở cấp thành phố.
Team Uber’s Observability đã xây dựng một hệ thống cảnh báo mạnh mẽ, chịu trách nhiệm phát hiện, giảm thiểu và thông báo cho các kỹ sư về các vấn đề với dịch vụ của họ ngay khi chúng xảy ra. Cụ thể, họ đã xây dựng hai hệ thống cảnh báo trung tâm dữ liệu, được gọi là uMonitor và Neris. uMonitor là hệ thống cảnh báo dựa trên số liệu, chạy kiểm tra đối với cơ sở dữ liệu M3, trong khi Neris chủ yếu tìm kiếm cảnh báo trong cơ sở hạ tầng cấp máy chủ.
How to Deal with Difficult People on Software Projects — people.neilon.software
Trong các dự án phần mềm, hay ở bất kỳ team nào, của công ty nào, đối nhân xử thế luôn là một bài toán nan giải mà sẽ khiến không ít bạn gặp khó khăn, vì mỗi người lại có một kiểu tính cách khác nhau, không ai giống ai. Trong trang web trên, liệt kê hơn 50 kiểu tính cách có thể dễ dàng gặp ở bất kỳ dự án phần mềm nào. Đồng thời đưa ra những gợi ý, chỉ dẫn để có thể làm việc hiệu quả.
Close Encounters of The Java Memory Model Kind — shipilev.net
Memory Model là một khái niệm không hề dễ chịu ở bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào. Nếu không tìm hiểu kỹ, sẽ dễ dàng dẫn tới việc hiểu sai, hiểu nhầm.
Trong bài viết này, tác giả đã chia sẻ những hiểu lầm thường gặp về Java Memory Model, đi kèm với những ví dụ cụ thể ngắn gọn và dễ hiểu và có thể thực hành dễ dàng.
Có thể bạn chưa biết
Hình ảnh các loài động vật trên những trang bìa các cuốn sách lập trình được xuất bản từ nhà xuất bản O'relly hẳn là điều ko mấy lạ lẫm với các bạn thích đọc sách. Nhưng bạn có biết tại sao nhà xuất bản O'relly lại chọn các con vật làm hình bìa?
Vào những năm 1980, khi đó O'relly đang bán những cuốn sách về Unix được đặt hàng từ email. Những cuốn sách này còn được biết đến với cái tên "Nutshell handbook", và có bìa màu nâu. Theo thời gian, Tim O'relly muốn bán sách ở các cửa hàng, và đã thuê người để thiết kế bìa sách, nhưng những thiết kế ban đầu không thật sự thuyết phục. Vào thời điểm đó, Unix, hay các khái niệm như vi, sed, awk là những khái niệm hết sức mới mẻ và khó hiểu. Một nhà thiết kế khác khi điều tra các thuộc tính của động vật, đã phát hiện những sự tương ứng hấp dẫn giữa các loài động vật và công nghệ. Từ đó, những trang bìa vẽ hình động vật đầu tiên ra đời và ngay lập tức thuyết phục được Tim. Và cho tới nay, đã có hàng ngàn cuốn sách như thế được xuất bản.
Các bạn có thể đọc thêm về câu chuyện này ở đây.
A short history of the O'Reilly animals — www.oreilly.com
Sách hay nên đọc
Bad Blood: Secrets and Lies in a Silicon Valley Startup — www.goodreads.com
Vào năm 2014, Elizabeth Holmes, người sáng lập và CEO của Theranos, được nhiều người coi là nữ Steve Jobs: một người bỏ học xuất sắc ở Stanford, một người khởi nghiệp hứa hẹn sẽ cách mạng hóa ngành y tế với một cỗ máy giúp xét nghiệm máu nhanh hơn và dễ dàng hơn. Được sự hỗ trợ bởi các nhà đầu tư như Larry Ellison và Tim Draper, Theranos đã bán cổ phần trong một vòng gây quỹ trị nâng giá trị công ty lên hơn 9 tỷ đô la, đưa tài sản của Holmes lên tới 4,7 tỷ đô la.
Chỉ có một vấn đề duy nhất: Công nghệ không hoạt động.
Đây là một câu chuyện hấp dẫn về sự gian lận lớn nhất, một câu chuyện về tham vọng và sự kiêu ngạo đặt ra giữa những lời hứa táo bạo của Thung lũng Silicon.