#70 - Tìm hiểu nguyên nhân làm gia tăng kích thước file thực thi chương trình Go
Cảm ơn bạn Tuấn đã đóng góp ý kiến cho câu hỏi tuần trước (xem bên dưới). Tuần này, mời các bạn cùng đóng góp ý kiến cho câu hỏi:
“Bạn nghĩ những yêu cầu nào cần đặt ra khi phỏng vấn về thiết kế một hệ thống phần mềm phục vụ cho một nghiệp vụ/chức năng nhất định nào đó”.
Nếu bạn thấy email này bổ ích, hãy forward đến 3 người bạn của bạn nhé (để team biên tập có động lực duy trì và cải tiến newsletter nhiều hơn nữa).
Những bài viết hay
Chia sẻ của CEO CockroachDB về luật bảo mật thông tin của công dân Châu Âu — www.cockroachlabs.com
CEO Spencer Kimball điều hành CockroachDB đã có những chia sẻ về đạo luật bảo vệ dữ liệu người dùng (GDPR) được áp dụng sẽ tác động đến hoạt động của công ty sẽ như thế nào và các công ty lưu ý gì khi lưu trữ dữ liệu của người dùng.
QA Engineer có thể giúp cải thiện chất lượng phẩm mềm như thế nào ? — www.eventbrite.com
Kiểm định tính năng sản phẩm phần mềm là quan trọng. Tuy nhiên quá trình kiểm định phần mềm chỉ là một trong những yếu tố đánh giá chất lượng một sản phẩm mà thôi và một QA Engineer có thể đóng góp nhiều hơn vào một dự án phần mềm ngoài công việc kiểm định chức năng của phần mềm.
Vì sao file thực thi chương trình lại gia tăng kích thước đáng kể? — www.cockroachlabs.com
CockroachDB sắp phát hành phiên bản 19.1 dưới dạng một file thực thi chương trình. Một kỹ sư của công ty nhận thấy sự gia tăng về kích thước đáng kể của file thực thi này so với các phiên bản đó. Kỹ sư này đã bắt tay tìm hiểu nguyên nhân và trình kết quả trong bài viết này.
Code & Tools
Bạn có biết
Count–min sketch (CM sketch) là một dạng cấu trúc dữ liệu xác suất (probabilistic data structure) lưu trữ bảng tần suất xuất hiện của event trong một dòng chảy dữ liệu (stream of data). Nó sử dụng hàm hash (hash functions) để tính toán tần suất xuất hiện của những event. Count–min sketch được thiết kế và đề xuất vào 2003 bởi Graham Cormode và S. Muthu Muthukrishnan[1] và mô tả trong một bài báo khoa học vào năm 2005 .[2] Video giới thiệu bên dưới.
Tin tức từ công ty
Google uses Gmail to track everything you buy 🛍️
And it makes it hard to delete your secret shopping history. (CNBC)
Phone companies say they've (mostly) stopped selling your location data to shady middlemen
No apology for doing it in the first place, though. (Gizmodo)
Companies selling high-tech ransomware solutions almost always just pay the hackers
Even worse, they’re probably helping to fund terrorism and organized crime. (ProPublica)
An interactive technical explainer of how to initialize a neural network
The initialization step can be critical to the model’s ultimate performance. (deeplearning.ai)
Your voice
Chúng tôi đã nhận được ý kiến từ bạn Tuấn cho câu hỏi “Bạn có đồng ý việc chia sẽ thông tin cá nhân cho các hãng công nghệ như FB để sử dụng vào mục đích nâng cao trải nghiệm người dùng”. Cảm ơn bạn Tuấn đã đóng góp ý kiến.
Cá nhân mình không phản đối chuyện các hãng công nghệ sử dụng thông tin cá nhân vào mục đích nâng cao trải nghiệm người dùng.
Cụ thể việc Personalize được những chủ đề, lĩnh vực mình muốn đọc để gợi ý bài viết là một trong những lí do mình sử dụng Medium và Getpocket.
Ngoài ra mình nghĩ việc phản đối sử dụng dữ liệu cá nhân ở một mức cực đoan sẽ gián tiếp góp phần cản trở những cải tiến, và những nghiên cứu khoa học đặc biệt trong lĩnh vực AI/Machine Learning.
Tuy nhiên mình nghĩ các hãng công nghệ khi sử dụng thông tin cá nhân của người dùng, nên có một hình thức rõ ràng hơn, đơn giản hơn, cô đọng hơn để thông báo và lấy sự đồng thuận của người dùng (personal consensus).
Mình phản đối việc cố tình giấu những Setting/Config về thu thập dữ liệu sau một UI phức tạp chờ người dùng tự khám phá về Setting/Config đó.
Tổng kết lại, mình đồng ý việc các hãng công nghệ sử dụng thông tin cá nhân của người dùng, tuy nhiên cần phải có một hình thức thông báo, xin quyền rõ ràng và cô đọng hơn hiện nay.
"Give someone a program, you frustrate them for a day; teach them how to program, you frustrate them for a lifetime."
- David Leinweber