Issue #3 - Tổng quan thị trường CNTT Nhật từ góc nhìn một kỹ sư Việt
“PC xuất hiện trên thế giới vào tầm những năm 1946, phổ biến tại Nhật vào nửa cuối những năm 1950. Sau những bỡ ngỡ ban đầu, những năm cuối 80 đến những năm đầu 90 trở thành thời kì hưng thịnh của những công ty SI (System Integrator) của Nhật. Có thể kể ra một vài công ty SI nổi tiếng của Nhật như là NTT Data, SCSK, Hitachi Solution, Fujitsu, Hitachi System…”
Trong số này, chúng ta sẽ cùng đi qua lịch sử về PC cũng như tổng quan ngành công nghệ thông tin tại Nhật Bản qua chia sẻ của anh huydx, kĩ sư có 7 năm làm việc tại Nhật. Sau đó, hãy cùng tham khảo bài viết nói về những cái sai của tư duy lập trình năm 1975 và đào sâu vào Global Interpreter Log trong Ruby.
Ngoài ra, đừng bỏ lỡ thông tin về Grokking Techtalk #22 nữa nhé.
Cùng đọc nào!
Tổng quan công nghệ thông tin Nhật Bản
Mời các bạn đọc qua series 2 bài viết của anh huydx, một engineer đã sống & làm việc ở Nhật hơn 7 năm -- trong bài viết anh giới thiệu về lịch sử của ngành CNTT Nhật, đồng thời chia sẻ quá trình học → xin việc làm → đi làm ở các công ty công nghệ Nhật (LINE, Rakuten, vv). Các bạn nhớ đọc hết cả 2 phần nhé: phần 1, phần 2.
Grokking TechTalk #22: Machine Learning in HR-Tech
Bạn có biết ứng dụng Machine Learning vào việc đọc/clean/phân loại resumes như thế nào không? Mời các bạn đến với Grokking TechTalk #22 ở HCMC vào thứ tư, 22/11/2017, nói về ứng dụng Machine Learning của một công ty công nghệ làm về HR Technologies.
Tư duy lập trình những năm 1975 có gì sai?
Tư duy lập trình năm những 1975: bạn sẽ cho software biết bạn cần bao nhiêu memory và bao nhiêu disk mà software có thể dùng, và software sẽ tự quản lý 2 nguồn tài nguyên này.
Poul-Henning Kamp, lập trình viên nổi tiếng người Đan Mạch và là tác giả của Varnish, 1 HTTP cache server nổi tiếng, có 1 bài viết phân tích về tư duy lập trình này, và những cái sai/không hay của tư duy đó. Anh cũng nói về tư duy lập trình hiện đại: để OS hoàn toàn tự sắp xếp/optimize về lượng RAM/memory/swap mà mỗi chương trình cần xài.
Đào sâu vào Global Interpreter Lock (GIL) trong Ruby
Nếu bạn làm việc với Ruby/Python lâu, đôi khi bạn sẽ luôn được nghe than phiền đại loại như: parallelism trong Ruby (thật ra là chỉ trong CRuby) yếu lắm. Có 1 lý do đơn giản: Global Interpreter Lock (GIL).
Chuỗi bài viết (3 bài liên tiếp) sau đây đào sâu vào giải thích GIL là gì, tại sao lại cần GIL, và vai trò của nó khi nhắc đến bài toán concurrency/parallelism trong Ruby. Cũng rất thích hợp cho các bạn làm Python, vì GIL cũng là 1 khái niệm trong Python.
Bạn muốn đóng góp bài viết?
Với mong muốn xây dựng kênh phân phối các bài viết chất lượng cao định kỳ, góp phần cải thiện văn hóa đọc của các bạn Software Engineer ở Việt Nam, chúng mình cũng mong nhận được những bài viết hay từ cộng đồng chia sẻ tới.
Nếu bạn đã viết hoặc tìm đọc được những bài viết như vậy, hãy chia sẻ với chúng mình tại đây nhé.
Xin cảm ơn và chúc các bạn một cuối tuần vui vẻ!
Grokking team,